Nhân viên SEO là gì? Những công việc của một nhân viên SEO
Trong một kế hoạch bất kì nào để triển khai thành công chúng ta không thể thiếu những con người có chuyên môn và trách nhiệm với công việc đó, SEO cũng không là một ngoại lệ. Đội ngũ SEO chuyên nghiệp góp phần vào sự thành bại của một dự án SEO và quyết đinh thứ hạng của Website so với đối thủ. Thế nên bài viết này, Vũ trụ SEO sẽ mang đến cho bạn những góc nhìn cụ thể và rõ nét hơn về nhân viên SEO là gì? Cũng như những công việc mà một chuyên viên SEO phải làm để mang về một website được nhiều khách hàng biết đến.
Nhân viên SEO là gì?
1/ Nhân viên SEO là gì?
Để dễ dàng hiểu được nhân viên SEO là gì, chúng ta chỉ cần nhắc lại về khái niệm SEO là sẽ ra vấn đền ngay. SEO chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Search Engine Optimization (nghĩa là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là tổng hợp các công việc nhằm giúp cải thiện thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm như là Google. Từ đó, giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm thấy trang web của chúng ta trên các thứ hạng đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Vậy nhân viên SEO là gì? Họ chính là những người trực tiếp tham gia vào để thực hiện các tổ hợp công việc nhằm mang lại sức mạnh cho Website. Giúp cho Website được công cụ tìm kiếm đánh giá cao và mang đến những nội dung đáp ứng với nhu cầu của người dùng. Cuối cùng là tạo nên sự chuyển đổi và tạo nên giá trị về mặt thương hiệu và kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
2/ Những công việc chính mà của một nhân viên SEO là gì?
Nhân viên SEO là gì?
Sau khi đọc qua về khái niệm nhân viên SEO là gì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất tò mò về một công việc mà nhân viên SEO phải đảm nhận sẽ như thế nào để hình dung được những kiến thức và kỹ năng cần có khi tham gia vào công việc nay. Dưới đây sẽ là những công việc chính của một nhân viên SEO cần làm để có thể mang về những thứ hạng cao cho website của mình.
Lên kế hoạch triển khai SEO cho mỗi tháng – quý – năm
Kế hoạch SEO cần phải đảm bảo cụ thể các hoạt động thực thi dựa trên khả năng hiện tại của doanh nghiệp đồng thời tập trung hướng đến mục tiêu cuối cùng. Kế hoạch nên có các nội dung chính như sao
- Mục tiêu triển khai (SEO audit, mở rộng chủ đề,…).
- Hạng mục thực hiện chi tiết.
- Ngày triển khai – Ngày hoàn thành dự kiến.
- Người thực hiện.
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là chính một trong những bước đầu tiên và nền tảng trong quy trình SEO. Việc làm này nên được cập nhật liên tục theo tần suất từ 1-2 tuần/lần để có thể kịp thời thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Sáng tạo Content liên tục và cập nhật lại mỗi tuần
Song với việc bổ sung thêm những bài viết đúng với insight của khách hàng để thu hút họ hơn thì bạn cũng cần kiểm tra các bài viết cũ đã được đăng khoảng 6 tháng trước để cập nhật nội dung mới hoặc thực hiện công việc tối ưu hoá bài viết chuẩn SEO hơn.
Phân tích và tối ưu SEO Onpage
SEO Onpage thể hiện lên độ lành mạnh của một website. Việc tối ưu Onpage tốt sẽ còn giúp cho website bạn xuất hiện tại các vị trí kết quả đặc biệt như là feature snippet hoặc knowledge graph để tiếp cận người đọc một cách dễ dàng và nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm. Để hiểu rõ hơn về việc tối ưu Onpage bạn có thể tham khảo bài viết được đính kèm.
Xây dựng các liên kết nội bộ và và ngoại bộ cho website
Chất lượng của backlink chính là chìa khóa thành công trong việc làm SEO. Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc xếp hạng website trên công cụ tìm kiếm bất kì nào. Đây là một phần quan trọng cũng đã được Vũ trụ SEO biên tập thành một vài viết riêng về vai trò của SEO Offpage. Các bạn có thể click vào liên kết để tham khảo chi tiết hơn.
Tối ưu trên thiết bị di động
Người dùng ngày càng có xu hướng sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm. Nên bạn không chỉ dừng lại ở việc chăm chăm vào tối ưu giao diện trên màn hình máy tính mà còn phải tối ưu hiển thị trên thiết bị di động. Song đó, Google cũng đang ưu tiên index trang web trên các thiết bị di động.
Thiết kế, nâng cấp UX/UI cho Website
Thiết kế UX/UI
Thiết kế của website sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm cảu người dùng khi họ truy cập vào trang web của bạn. Bạn có thể sử dụng bản đồ nhiệt (heatmap) để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng khi truy cập vào Website.
Đăng tải nội dung lên các nền tảng Social Network
Một cách làm phổ biến để đạt được điều này đó là thông qua các nền tảng Social Media Marketing như là Facebook, Youtube, Twitter sẽ là cầu nối miễn phí để quảng bá nội dung, nhất là khi bạn sở hữu một lượng theo dõi tương tác nhất định.
Phân tích, đánh giá đối thủ
Tất nhiên, bạn phải luôn đánh giá đối thủ của mình vì “biết người, biết ta thì mới trăm trận trăm thắng”
Quản lý số liệu trả về
Đây là nhiệm vụ không thể thiết nhằm đo lường những nỗ lực của bạn và biết được website/blog đang hoạt động như thế nào. Nhiệm vụ đầu tiên mỗi ngày sẽ là phân tích performance của trang blog và kiểm tra xem có những hành vi bất thường nào không (cả hành vi tích cực lẫn tiêu cực).
Báo cáo report và đánh giá lại dựa trên kế hoạch đã đề ra
Báo cáo sẽ giúp cho chúng ta có thể đưa ra những hướng đi và nhận định phù hợp cùng các phòng ban khác trong công ty liên quan đến công việc SEO mà chúng ta đang triển khai. Để từ đó có thể đưa ra những ý kiến góp phần hoàn thiện và cải tiến công việc.
Kết luận
Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã dễ dàng hình dung rõ nét hơn về một nhân viên SEO là gì cũng như các công việc mà một nhân viên SEO phải triển khai để đi đến kết quả cuối cùng là giúp cho website sở hữu một thứ hạng tốt trên kết quả tìm kiếm và mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Hãy tiếp tục theo dõi Vũ trụ SEO để liên tục cập nhật và học hỏi những kiến thức mới nhất về SEO nhé.