Vu Tru Seo

SEO là ngành gì? Có nên theo nghề SEO hay không?

SEO là ngành gì? Có nên theo nghề SEO hay không?

Nội dung:

    Trong những năm gần đây, kéo theo sự phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin là những sự thay đổi trong phương thức tiếp cận khách hàng. Thế nên, SEO nổi lên như một trong những nơi tìm kiếm được khách hàng tiềm năng chất lượng và tối ưu phí nhát. Chính xu hướng đó đã khiến nhiều bạn trẻ tò mò về SEO là ngành gì? Liệu theo nghề SEO có thành công hay không?

    Bởi đây là một ngành nghề chưa được phổ biến trên ghế đại học nên sẽ có rất nhiều bạn trẻ chủ động tự học và tìm hiểu về SEO là ngành gì? Để giúp cho các bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn nhất cho chính mình thì Vũ trụ SEO sẽ chia sẻ một phần nào về ngành SEO và đánh giá một cách khách quan nhất có nên theo làm nghề hay không.

    seo-la-nganh-gi-1

    SEO là ngành gì?

    1/ SEO là ngành gì?

    Đầu tiên, hãy đến với khái niệm cơ bản nhất SEO là ngành gì? Đây là cụm từ viết tắt của Search Engine Optimization dịch ra có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm như là Google; Bing;… Việc tối ưu hóa tốt trên Website giúp cho trang của bạn được hiển thị trên top đầu trang kết quả tìm kiếm và từ đó thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơ. Đó cũng là công việc của một người làm về SEO đó là liên tục tối ưu Website sao cho vừa phù hợp với những thuật toán của Google và vừa đúng với thị hiếu của người dùng.

    SEO là ngành đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Công việc của những chuyên viên SEO thường xoay quanh các vấn đề chính đó là : SEO Onpage, SEO Offpage và một phần về Technical. Từ đó, giúp cho trang web được xuất hiện ở những trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm theo những từ khóa đã được nghiên cứu dựa trên hành vi của người dùng.

    2/ SEO đơn giản chỉ là đẩy từ khóa lên top Google hay SEO là ngành gì?

    Sao khi đã hiểu về khái niệm SEO là ngành gì, bạn cần phải nhìn nhận rằng nghề SEO là một nghề rất khó nhằn. Đặc biệt là sẽ rất dễ nản đối với những người mới chân ướt chân ráo bắt đầu tìm hiểu với nghề. Ngành SEO đòi hỏi bạn phải sự kiên trì rất lớn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải trau dồi cho bản thân rất nhiều những kỹ năng cần thiết khác: khả năng sáng tạo, khả năng phân tích, khả năng tư duy và am hiểu khách hàng mục tiêu, khả năng viết lách,…

    seo-la-nganh-gi-2

    SEO là ngành gì?

    Những kỹ năng vừa nêu trên sẽ giúp ích được gì cho bạn trong ngành SEO? Trong một vài trường hợp cụ thể, bạn sẽ cần vận dụng sự sáng tạo của mình để tạo nên các bài viết thu hút trên Website và tạo được nhiều nội dung giá trị đến với khách hàng. Bạn sẽ phải lân la khắp ở những diễn đàn lớn nhỏ, tìm hiểu và cập nhật những tin tức mới nhất, những thông tin hữu dụng nhất để làm giàu nội dung cho Website của mình. Bạn phải sử dụng khả năng viết lách để có thể triển khai ý tưởng một cách hiệu quả nhất,…

    Vậy, khi bạn đã đẩy được website của mình lên top với các từ khóa mục tiêu thì bạn có thể ngồi mát ăn bát vàng hay chưa? Tất nhiên là chưa rồi. Google sẽ luôn cập nhật liên tục các thuật toán mới định kì và làm thay đổi thứ hạng của bạn liên tục. Còn chưa kể đến những các đối thủ cạnh tranh của bạn luôn tìm mọi cách để vượt qua. Họ sẵn sàng đầu tư nhiều tiền hơn, chăm chỉ và kiên trì hơn cả bạn.  Thậm chí là sẽ sử dụng một số thủ đoạn “bẩn” để giành lấy vị trí của bạn. Thế nên việc duy trì thứ hạng của từ khóa trên kết quả tìm kiếm đôi khi còn khó hơn cả việc đẩy từ khóa lên top. Vì thế, SEO không cho phép bạn nghỉ ngơi và tự mãn mà phải liên tục học hỏi và cải thiện để làm cho website tốt hơn mỗi ngày.

    3/ Các cấp bậc thăng tiến trong lĩnh vực SEO là gì?

    Trong bất kì ngành nghề nào, khi bắt đầu tìm hiểu và quyết định theo đuổi nó thì bạn cũng cần phải tìm hiểu trước cho mình về lộ trình thăng tiến để có những định hướng đúng đắn trong công việc của mình.

    seo-la-nganh-gi-3

    SEO là ngành gì?

    • Kỹ thuật viên SEO: Khi bạn là một trang giấy trắng và mới bắt đầu với nghề thì mức lương trung bình sẽ từ 4-6 triệu/ tháng vì lúc này bạn sẽ quan tâm đến việc học hỏi thật nhiều để lấy thêm kinh nghiệm.
    • Chuyên viên SEO: Lúc này khi đã kinh nghiệm , kỹ năng nghề nghiệp được nâng cao thì hiệu quả công việc tốt hơn bạn sẽ nhận được mức lương từ 7-9 triệu/ tháng.
    • SEO Manager, Leader: Bạn sẽ chịu trách nhiệm cao hơn, phải lên kế hoạch SEO, KPI, giao việc & giám sát cho nhân viên. Mức lương tham khảo từ 12 triệu đến 15 triệu/tháng hoặc cao hơn ở các doanh nghiệp quy mô lớn. 
    • CEO SEO: Ở vai trò này, ngoài việc nhận lương thưởng. Bạn sẽ nhận được nhiều đãi ngộ hơn từ công ty như cổ phần lợi nhuận hằng năm,…

    Kết luận

    SEO là ngành gì? – Câu hỏi này hy vọng đã được mở khóa ít nhiều trong nội dung bài viết này. Từ đó mang đến cho bạn những góc nhìn cơ bản nhất về công việc SEO sẽ như thế nào. Chúc bạn có những sự lựa chọn đúng đắn cho mình và có những sự thành công trong tương lai.

    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận