SEO là nghề gì? Những công việc chính của người làm SEO
Marketing luôn được biết đến là ngành nghề với rất nhiều những vị trí công việc đa dạng khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể xác định và lựa chọn được cho mình một vị trí phù hợp để theo đuổi và phát triển. Hôm nay, Vũ trụ SEO sẽ mang đến cho bạn những thông tin về nghề SEO. Qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về SEO là nghề gì cũng như những công việc mà một người làm về SEO phải thực hiện sẽ như thế nào.
SEO là nghề gì?
1/ SEO là nghề gì?
Công việc của một SEOer thật sự rất dễ hình dung một cách tổng thể vì vốn dĩ nó đã nằm gọn trong từ SEO. SEO là từ viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên Search Engine Optimization – nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Thế nên, công việc của một người làm SEO đó là tối ưu một trang web nào đó để chúng xuất hiện trong đầu tiên (top 10) trên trang kết của công cụ tìm kiếm (ở thị trường Việt Nam, công cụ mà người dùng thường sử dụng nhất là Google).
SEO là một thành phần quan trọng của Marketing hay có thể xem đây là một trong những kênh để tiếp cận khách hàng thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến, như là: Google, Cốc Cốc, Facebook,…
2/ Những công việc chính của người làm SEO
Trước tiên và quan trọng nhất khi muốn tìm hiểu để trở thành một nhân viên làm SEO là bạn phải xác định được SEO là nghề gì và công việc chính mà một SEOer phải đảm nhiệm để có những nhận định và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Từ đó giúp bạn dễ dàng triển khai công việc và tiến bộ hơn mỗi ngày. SEO không đơn thuần chỉ là đưa từ khóa lên top của công vụ tìm kiếm, mà cần đòi hỏi chúng ta phải rèn luyện nhiều kỹ năng khác để vừa đưa website lên top vừa mang về hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
SEO là làm những công việc gì?
Dưới đây sẽ là những công việc đã được hệ thống theo một quy trình cơ bản nhất để bạn dễ dàng hình dung được những công việc chính mà một người làm SEO phải thực hiện:
Nghiên cứu Website của đối thủ và từ khóa
Đầu tiên của việc tiến hành SEO Website là bạn phải xác định được đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình là ai. Điều này sẽ giúp bạn hình dung ra được khối lượng công việc cũng như độ khó của từ khóa đó.
Ở bước này, hai điều quan trọng nhất đó chính là đối thủ cạnh tranh và bộ từ khóa. Đối với việc lựa chọn từ khóa, hãy chú ý rằng bạn nên lựa chọn những từ khóa có thể đáp ứng đủ hai yếu tố là mức độ sử dụng tương đối cao của người tìm kiếm và sự cạnh tranh tương đối thấp trong các công cụ tìm kiếm. Điều này sẽ được đánh giá thông qua các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa.
Còn đối với việc phân tích các đối thủ trong cùng lĩnh vực, bạn hãy xem xét thật kỹ những nội dung mà họ xây dựng để có thể rút ra kinh nghiệm và lập kế hoạch cho website của mình. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng không được copy nội dung của đối thủ vì sẽ bị Google đánh giá thấp hành vi này.
Lập kế hoạch triển khai
Sau khi đã phân tích được bộ từ khóa quan trọng cho dự án cũng như nắm rõ sức mạnh của website đối thủ cạnh tranh, bạn hãy lên kế hoạch chi tiết, phân chia nguồn lực, ngân sách và thời gian hợp lý với quy mô của dự án để mang về hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xây dựng nội dung và lên dàn bài cho bộ từ khóa
Nội dung chất lượng là một trong những giá trị cốt lõi để xây dựng một website lâu dài và có thứ hạng bền vững trên các công cụ tìm kiếm. Đặc biệt là việc SEO trên Google, họ luôn nhắc đi nhắc lại việc người làm website phải luôn ưu tiên và giá trị mang đến người dùng. Vì thế hãy đầu tư và thật sự nghiêm sức với những thông tin mà website của bạn mang lại để tạo nên một thương hiệu phát triển lâu dài.
Tối ưu hóa trên trang (Onpage)
Sau khi xây dựng được hệ thống nội dung vô cùng chất lượng dựa trên bộ từ khóa được chọn lọc và có kế hoạch rõ ràng. Điều bạn cần làm tiếp theo đó là tối ưu hóa các thành phần trên trang của bạn để được Google đánh giá cao và thuật toán Google dễ dàng nhận diện từ khóa mà bạn đang muốn được xếp hạng. Tối ưu SEO Onpage là gì đã được nếu chi tiết ở một bài viết khác vì thế bạn có thể tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu vấn đề này ở bài viết được dẫn link nhé.
Xây dựng hệ thống link liên kết (backlink)
Sau khi hoàn thành việc Onpage, bước quan trọng tiếp theo là xây dựng hệ thống link liên kết để tạo nên độ uy tín cho Website của bạn. Việc đặt link ở các trang báo, trang social, diễn đàn,…mang đến cho bạn theo nhiều lượt traffic và được Google đánh giá cao hơn. Cách triển khai SEO Offpage chi tiết cũng đã được nêu ra ở một bài viết khác, vì thế bạn có thể tham khảo thêm để có những kiến thức vững chắc hơn về Offpage.
Những công việc mà người làm SEO cần phải làm
Cuối cùng là việc theo dõi, đánh giá và đưa ra những điều chỉnh phù hợp với những phản hồi từ người dùng để website ngày cùng được tối ưu hơn. Làm SEO đòi hỏi một quá trình lâu dài và thật kiên trì bởi cần khá nhiều thời gian hoàn thành tốt các công việc trên. Tuy nhiên, việc nhìn thấy website của bạn xuất hiện ở trang đầu là một thành quả xứng đáng cho những công sức trên.
Kết luận
Qua bài viết này, SEO là nghề gì cũng như những công việc chính của việc làm SEO. Chắc chắn các bạn đã phần nào hình dung được những kỹ năng và công việc này cần phải có. Nếu yêu thích một công việc hơi một chút kỹ thuật nhưng cũng đậm chất Marketing thì hãy bắt đầu tìm hiểu một cách nghiêm túc và học hỏi mỗi ngày. Vũ trụ SEO sẽ luôn bên cạnh và mang đến những kiến thức giá trị và hoàn toàn miễn phí mỗi ngày.