SEO Onpage là gì? 9 tiêu chuẩn quan trọng khi tối ưu Onpage
Digital Marketing luôn nổi tiếng là một thế giới với rất nhiều những thuật ngữ mà lần đầu nghe qua chắc chắn sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác hoang mang tột độ. SEO cũng không là một ngoại lệ, chúng ta sẽ thường được nghe đến SEO Onpage và SEO Offpage mỗi khi tìm hiểu về lĩnh vực này. Bài viết hôm nay sẽ hỗ trợ các bạn những kiến thức trọng tâm của SEO Onpage là gì cũng như những tiêu chuẩn nào để đánh giá một Website đang làm SEO Onpage thân thiện với người dùng và bộ máy tìm kiếm.
Trước khi tìm hiểu về lợi ích cũng như các tiêu chuẩn để đánh giá một Website đó có làm SEO Onpage tốt không. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua về khái niệm SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là gì?
1/ SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa cấu trúc, nội dung và rất nhiều yếu tố khác ngay bên trong website của bạn. SEO Onpage chỉ đơn giản là tập trung vào 2 yếu tố chính đó: Content và kỹ thuật SEO từ đó thu hút traffic, nâng cao thứ hạng từ khóa của website trên các công cụ tìm kiếm.
2/ Lợi ích của việc tối ưu SEO Onpage là gì?
SEO Onpage quan trọng như thế nào?
Đối với bộ máy tìm kiếm của Google (một trong các công cụ tìm kiếm phổ biến)
Việc tối ưu Onpage SEO với bộ máy tìm kiếm của Google nhằm giúp cho “Bot Google” hiểu và thu thập nhanh chóng các thông tin ở trên website. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là viết bài, bạn cần thực hiện các kỹ thuật để có những bài viết chuẩn SEO Onpage và kết hợp thêm một số kỹ thuật Offpage để website được tăng traffic và tăng trưởng về lượng người dùng.
Đối với người dùng
Việc tối ưu SEO Onpage giúp cho website của bạn thân thiện hơn với người dùng. Từ đó giúp cho người dùng có những trải nghiệm tốt hơn khi truy cập vào trang và mang về hiệu quả mà doanh nghiệp mong muốn.
3/ Những yếu tố cơ bản cần lưu ý khi tối ưu SEO Onpage lên top Google năm 2022
Khi hiểu qua khái niệm SEO Onpage là gì thì việc tiếp theo bạn cần phải tìm hiểu đó là những cách làm giúp cho việc SEO Onpage phát huy hiệu quả và đạt được mục đich của công ty khi triển khai SEO cho Website. Tất nhiên, để làm SEO thành công thì phụ thuộc vào việc kết hợp giữa Content và kỹ thuật SEO. Thế nên, dưới đây sẽ là những yếu tố để tối ưu Onpage dành cho những bạn chuyên về Content hơn.
Những yếu tố quan trọng khi SEO Onpagr là gì?
Tối ưu URL
URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc tối ưu Onpage. URL của bạn nên ngắn gọn và chứa từ khóa trọng tâm (từ khóa có lượng tìm kiếm lớn) để được Google đánh giá cao. 3 tiêu chí để đánh giá 1 URL chuẩn SEO Onpage là gì?
- URL chứa từ khóa SEO trọng tâm (từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm nhất)
- Ngắn gọn và bao hàm toàn (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
- URL phải liên quan đến nội dung chính của bài viết.
Tối ưu thẻ Tiêu đề (Title)
Nếu như Title được viết tốt và kích thích người dùng, đúng trọng tâm của vấn đề bài viết thì họ sẽ click. Xét về khía cạnh công cụ tìm kiếm như Google, việc tối ưu Title sẽ giúp công cụ crawl dữ liệu website của bạn nhanh chóng và chính xác hơn, từ đó sẽ hiểu được nội dung bài viết và giúp bài viết đạt thứ hạng cao hơn.
Một số lưu ý để tạo nên 1 tiêu đề chuẩn SEO:
- Mỗi Title nên cách nhau bằng dấu – hoặc là dấu |
- Nên chứa từ khóa cần SEO Onpage có lượng tìm kiếm cao thứ 2 (Từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhất sẽ để ở URL).
- Không nên chứa chính xác 100% từ khóa đã sử dụng URL.
- Đặt từ khóa SEO ở đầu của Title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng từ khóa.
- Tiêu đề không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt Title bằng từ khóa liên quan và từ khóa gần giống nhau.
Tối ưu các thẻ Heading ở trong bài viết, thường là H1-H3
Đầu tiên là đối với thẻ Heading 1 của bài viết cần đảm bảo các yêu cầu như sau”
- Heading 1 phải chứa từ khóa cần SEO, ưu tiên cho những từ khóa có độ quan trọng ở mức 3. (sau URL và thẻ Title như đã đề cập ở phần trên).
- Heading 1 phải bao hàm nội dung tổng quan của bài viết (thường chúng ta có thể lấy H1 sẽ trùng với Title).
- Một bài viết chỉ cần có 1 thẻ Heading 1.
- H1 nên là từ khóa LSI khác với từ khóa đa sử dụng trên URL. (Từ khóa LSI là từ khóa có mức độ liên quan chặt chẽ đến từ khóa chính trong bài viết).
Còn đối với Heading 2 và Heading 3, chúng ta cũng sẽ có một số yêu cầu nhất định như sau:
- Ngắn gọn và xúc tích, thể hiện được nội dung phía dưới.
- Triển khai thêm nhiều tiêu đề phụ để làm rõ nghĩa cho chủ đề
- Không được nhồi nhét từ khóa và mất tính tự nhiên của bài viết.
Mục lục – TOC (Table of Content – Mục lục)
Theo đó, Thuật toán Google Hummingbird & Rankbrain của Google rất thích website có sử dụng TOC. Điều này tương tự như khi bạn mua một quyển sách, việc có mục lục giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn và Google sẽ đánh giá cao điều này.
Sử dụng thẻ in đậm (Bold) với keyword chính trong bài
- Các từ khóa SEO chính cần phải được in đậm ở trong bài viết.
- Mật độ từ khóa chính 1-3%, phân bố đều ở mở bài, H1, H2, thân bài và kết bài.
- Ngoài ra, dàn trải các từ khóa phụ hay các từ liên quan/từ đồng nghĩa xuyên suốt trong bài để tăng độ liên quan giữa các ý và tạo thành một chủ thể thống nhất cho bài viết.
Semantic Keyword
Semantic Keywords giống như việc bạn tạo độ chuyên sâu cho content website của mình. Khác với loại từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), Semantic Keywords là những từ khóa giúp cho người dùng và Google hiểu rõ hơn ngữ cảnh/chủ đề của bài viết hơn.
Thông thường, bạn nghiên cứu 10-20 Semantic Keywords cho chủ đề và sau đó chèn chúng vào trong bài viết cần SEO Onpage để mang về hiệu quả cao nhất.
Tối ưu hình ảnh trong bài viết
Ngoài việc tối ưu chữ, thì hình ảnh cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong SE Onpage. Tuy nhiên, việc tối ưu hình ảnh lại bị nhiều người xem nhẹ và bỏ qua. Hãy nhớ điều chỉnh kích thước phù hợp và đặt tên hình ảnh không dấu và cách nhau bằng dấu “-”.
Tối ưu Meta Description
Thẻ Meta Description chính là đoạn mô tả ngắn (nên 156 ký tự), chúng sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm bên dưới tiêu đề bài viết. Meta Description nhằm cho phép người dùng có những đánh giá tổng quan về nội dung mà họ sắp click vào.
Tối ưu Readability
Readability chính là khả năng độc giả có thể thu thập được những thông tin gì trên bài viết của bạn.Readability vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới 4 yếu tố dưới đây:
- Bounce Rate (tỉ lệ thoát trang)
- Dwell on time (thời gian đọc bài viết trên trang)
- Conversion Rate (tỉ lệ chuyển đổi)
Kết luận
Bài viết trên nhằm chia sẻ những kiến thức cơ bản và nền tảng trong lĩnh vực SEO Onpage là gì cũng như mang đến cho bạn một vài yếu tố quan trọng trong việc đánh giá SEO Onpage của một website có tốt hay không. Nếu như bạn đang tìm hiểu về một Khóa học Digital Marketing uy tín thì có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua Vũ trụ SEO để nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ chuyên viên của chúng tôi.