Technical SEO là gì? Hướng dẫn tối ưu Technical SEO dễ hiểu
Trong SEO, chúng ta thường nghe nhắc đến 2 yếu tố quan trọng cốt lõi đó chính là SEO Onpage và SEO Offpage. Tuy nhiên, có một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự thành công của một chiến dịch SEO đó chính là Technical SEO nhưng lại nhận được ít sự quan tâm hơn. Vậy Technical SEO là gì? Việc tối ưu Technical SEO có quá khó khăn đối với một người làm SEO. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những thông tin liên quan qua nội dung phía dưới cùng nhé.
Technical SEO là gì?
1/ Technical SEO là gì?
Khái niệm về Technical SEO là gì thực chất không quá khó hiểu – Đây là quá trình nhằm đảm bảo cho website đã đáp ứng yêu cầu các kỹ thuật các công cụ tìm kiếm với mục tiêu cải thiện thứ hạng tự nhiên của các từ khóa mục tiêu. Các yếu tố quan trọng trong Technical SEO đó là: crawl, index, render và cấu trúc website.
2/ Cách để cải thiện và tối ưu Technical SEO là gì?
Technical SEO không chỉ đơn giản là crawl và index mà đó là tập hợp rất nhiều yếu tố khác. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu được các yếu tố nhằm cải thiện Technical SEO là gì?
Cấu trúc website (Site Structure) và Điều hướng (Navigation)
Cấu trúc Website là một trong những bước nền tảng trước khi thực hiện một kế hoạch Technical SEO bất kì. Vì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh về crawl dữ liệu và index do cấu trúc website thiết kế kém. Song đó, cấu trúc website sẽ tác động đến mọi thứ khác từ URL cho đến cả sitemap và việc sử dụng robots.txt để ngăn chặn bộ máy tìm kiếm của các công cụ đến các trang nhất định.
Technical SEO là gì?
Thế nên bạn cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến cấu trúc website và việc điều hướng:
- Sử dụng cấu trúc website dạng Flat (cấu trúc phẳng) và có tổ chức.
- Cấu trúc URL phải nhất quán.
- Breadcrumbs Navigation (Điều hướng Breadcrumbs).
Crawl, Render và Index
Trong phần này, Vũ trụ SEO sẽ hướng dẫn bạn cách tìm và sửa lỗi crawl thông tin và cách để gửi index thông tin của công cụ tìm kiếm đến các page trên website bạn.
Coverage Report
Đầu tiên bạn sẽ vào “Coverage Report” trong công cụ Google Search Console. Báo cáo này sẽ cho bạn biết nếu Google không thể lập index hoặc hiển thị đầy đủ các page mà bạn đang muốn lập index.
Screaming Frog
Đây là một trình crawl thông tin nổi tiếng nhất thế giới vì chất lượng mà nó mang lại. Vì vậy, sau khi bạn hoàn thành khắc phục sự cố trong Coverage Report thì hãy nên chạy toàn bộ quá trình thu thập thông tin với ứng dụng Screaming Frog.
Ahrefs Site Audit
Trong Ahrefs có một công cụ hỗ trợ tên là là SEO site audit. Tính năng này sẽ giúp bạn nhận được những thông tổng thể về tình trạng Technical SEO của website.
Internal Link đến “Deep” Pages
Technical SEO là gì?
Hầu hết chúng ta đề không gặp bất kỳ vấn đề trong quá tình homepage index. Đó là những “Deep” Pages (các page là có một số link từ homepage) sẽ có xu hướng gây ra vấn đề.
Cấu trúc flat của website thường ngăn các vấn đề này xảy ra nếu bạn quan tâm và xây dựng chặt chẽ ngay từ đầu. Do đó, “Deep” Pages sẽ chỉ cách trang chủ website của bạn 3-4 lần click. Nếu có một “Deep” Pages cụ thể nào đó hoặc tập hợp các page mà bạn muốn lập index, thì không có gì có thể đánh bại được internal link giá trị đến page đó. Đặc biệt hơn là nếu page đó đang liên kết có authority và luôn được crawl thông tin nhanh chóng.
Sử dụng XML Sitemap
Có phải bạn luôn thắc mắc rằng: Hiện nay Google đang ưu tiên lập index trên thiết bị di động và AMP, Google có còn cần đến XML sitemap để tìm URL website hay không?
Trên thực tế, người đại diện của Google đã công bố gần đây rằng XML sitemap vẫn là “nguồn quan trọng thứ hai” để công cụ tìm kiếm URL. Vì thế, nếu như bạn muốn kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng sitemap của mình đã hoạt động ổn thì hãy chuyển đến tính năng “Sitemaps” trong công Google Search Console.
GSC “Kiểm tra”
Tính năng Kiểm tra (check) của công cụ GSC có thể giúp bạn tìm hiểu kỹ mọi thứ, đặc biệt là nội dung đã được index hay chưa và báo lỗi nếu như nội dung đó không được index để tìm cách khắc phục. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm tra được Google đã crawl dữ liệu và index 100% nội dung trên page hay chưa.
Thin và Duplicate Content
Technical SEO là gì?
Sử dụng SEO Audit Tool để tìm lỗi Duplicate Content
Có hai công cụ rất tuyệt vời trong việc hỗ trợ tìm kiếm duplicate và thin content:đó là Raven Tools Site Auditor và Copyscape.
- Noindex các trang có nội dung không được Unique Content.
- Sử dụng Canonical URL.
Tốc độ tải trang
Việc cải thiện tốc độ tải trang sẽ giúp tối ưu tốt trải nghiệm người dùng. Có 3 cách để giảm tốc độ tải trang cơ bản nhất:
- Giảm kích thước của Web page.
- Kiểm tra lại thời gian tải và CDN.
- Loại bỏ 3rd party script của page.
Kết luận
Trên đây là thông tin về khái niệm Technical SEO là gì là gì cũng như các cách để có thể tối ưu Technical SEO một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy tiến hành kiểm tra lại ngay Website của mình để có thể tạo nên một nền tảng vững chắc trong việc chinh phục các thứ hạng cao trên các kết quả của trang tìm kiếm nhé.